Cách Vào Web Khi Lỗi Top Phim Theo Dõi MXH HHNINJA

Bài Đăng Của 11658. Từ Dương

#11099 | 10 tháng trước public

Xem bình luận Lưu

[Review] Vũ Động Càn Khôn - Tóm tắt sơ lược và đánh giá chi tiết

Vũ Động Càn Khôn là bộ tiểu thuyết đông phương huyền huyễn của tác giả Thiên Tằm Thổ Đậu, hiện đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, truyện tranh và phim truyền hình. Hãy cùng HHNINJA tìm hiểu về Võ Động Càn Khôn trước khi quyết định đọc nhé!

[yasr_multiset setid=2]

Thông tin tổng quan về Vũ Động Càn Khôn

Tên đầy đủ:
  • Vũ Động Càn Khôn
  • Võ Động Càn Khôn
Tên tiếng Trung:
  • 武动乾坤
Tên tiếng Anh:
  • Martial Universe
  • Wudong Qiankun
Thể loại:
  • Tiên hiệp
  • Võ thuật
  • Huyền huyễn
Tác giả:
  • Thiên Tằm Thổ Đậu
Tình trạng:
  • Đã hoàn thành
Số chương:
  • 1314 Chương
Số chữ:
  • 393 vạn từ

Vũ Động Càn Khôn là bộ tiểu thuyết nổi tiếng thuộc thể loại đông phương huyền huyễn của tác giả Thiên Tằm Thổ Đậu, hiện đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, truyện tranh và phim truyền hình.

Vũ Động Càn Khôn giảng thuật vương triều Đại Viêm vương triêu, Thiên Đô quận, Viêm thành, Thanh Dương trấn, nghèo túng Lâm thị tử đệ Lâm Động tại sơn động ngẫu nhiên nhặt được một khối thần bí thạch phù mà đi đến nghịch tập con đường.

“Hồng nhan vì ai vũ nhất khúc

Ai vì hồng nhan động càn khôn”

Tóm tắt sơ lược cốt truyện Vũ Động Càn Khôn

Bộ truyện mở đầu với thiếu niên Lâm Động, thuộc Lâm gia, là một gia tộc nhỏ, xa xôi có thể được coi là một chi ngoại tộc của Lâm Thị Gia Tộc – Một trong tứ đại thị tộc của Đại Viêm Vương Triều.

Phụ Thân Lâm Động trong trận chiến tộc hội, đã bị Lâm Lang Thiên đánh trọng thương, kết quả làm cho Lâm gia rơi vào vực sâu. Thất bại sẽ bị mọi ánh mắt dè biểu, khinh thường. Lâm Động Tu luyện hà khắc, để đột phá cực hạn chính mình. Muốn trong tộc hội đạt được thành tích cao, vì trả thù cho cha, và cũng để lấy lại thể diện cho Lâm gia.

Sau khi trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, Lâm Động đã đánh bại được tuyệt thế thiên tài của gia tộc Lâm Lang Thiên. Nhưng hành trình của hắn chỉ mới bắt đầu, khi xuất hiện Dị Ma, một chủng tộc kỳ dị đến từ thời viễn cổ, âm mưa đánh chiếm cả vị diện, là quê hương của Lâm Động.

Danh sách các nhân vật trong Vũ Động Càn Khôn

Lâm Động: 
  • Nam chính, xưng hào Võ Tổ, tu vi Tổ Cảnh, phù sư Thần Cung Cảnh, thân phận là Võ Cảnh chi chủ.
Lăng Thanh Trúc: 
  • Nữ chính, tu vi Chuyển Luân đỉnh phong, thân phận Võ Cảnh chủ mẫu, thê tử Lâm Động.
Ứng Hoan Hoan: 
  • Nữ chính, tu vi nửa bước Tổ cảnh, thân phận là tộc trưởng Băng Linh tộc, thê tử Lâm Động.
Lâm Thanh Đàn: 
  • Đỉnh phong Luân Hồi cảnh, Điện chủ Hắc Ám Điện, cùng Lâm Động lớn lên, tình cảm vô cùng tốt.
Phù Tổ: 
  • Viễn cổ bát chủ ân sư, tu vi Tổ cảnh, phù sư Thần Cung Cảnh, cường giả ở Đại Thiên Thế Giới, hi sinh bản thân để phong ấn Dị Ma Hoàng.
Dị Ma Hoàng: 
  • Tộc trưởng Dị Ma tộc, vực ngoại tà tộc, vì chưởng khống vị diện chi thai mà tàn sát sinh linh Thiên Huyền Đại Lục.
Tiêu Viêm: 
  • Nam chính trong Đấu Phá Thương Khung, xưng hào Viêm Đế, vực chủ Vô Tận Hỏa Vực, trước khi đến Đại Thiên Thế Giới gặp qua Lâm Động.

Viễn Cổ bát chủ

  • Băng chủ: Ứng Hoan Hoan
  • Thôn phệ chủ: Tên không rõ, tu vi Luân Hồi tam trọng
  • Sinh Tử chủ: Khương Nhân Nhân, tu vi Luân Hồi tam trọng
  • Hắc Ám chủ: Tên không rõ, tu vi Luân Hồi tam trọng
  • Không Gian chủ: Tên không rõ, tu vi Luân Hồi tam trọng
  • Hồng Hoang chủ: Tên không rõ, tu vi Luân Hồi tam trọng
  • Lôi chủ: Tên không rõ, tu vi Luân Hồi tam trọng
  • Viêm chủ: Tên không rõ, tu vi Luân Hồi tam trọng

Hệ thống tu luyện cấp bậc cảnh giới trong Vũ Động Càn Khôn

Cảnh giới

Thối thể: 
  • Rèn luyện thân thể nội ngoại cho đến khi sinh ra một tia nguyên lực mới có thể chân chính trở thành người tu luyện
Địa nguyên: 
  • Hấp thụ Âm Sát khí trong thiên địa, Âm Sát khí phân chia thành chín đẳng cấp, cấp chín là cao nhất.
  • Nguyên lực trong cơ thể dung hợp tới tận cùng sẽ tăng uy lực công kích của nguyên lực.
  • Địa nguyên cảnh chia làm ba cấp độ là sơ, trung, hậu.
Thiên nguyên: 
  • Hấp thụ Dương Cương khí trong thiên địa, cuối cùng Âm Dương giao thái mới có thể ngưng tụ Nguyên đan.
  • Dương Cương khí cũng phân đẳng cấp tương tự Âm Sát khí.
  • Thiên nguyên cảnh chia làm ba cấp độ là sơ, trung, hậu.
Nguyên đan: 
  • Âm Dương khí trong thể nội giao thái, kết thành Nguyên đan.
  • Cảnh giới này cũng có phân cao thấp, nhất tinh thấp nhất, cửu tinh cao nhất. Mà phẩm chất cuối cùng của Nguyên đan cũng quyết định bởi lúc hấp thụ Âm Sát khí và Dương Cương khí ở cấp độ nào.
  • Cường giả Nguyên đan cảnh có thể lăng không trong thời gian ngắn, không thể ngự không phi hành.
  • Nguyên đan cảnh chia ba cấp độ là tiểu Nguyên đan, Nguyên đan tiểu viên mãn, Nguyên đan đại viên mãn.
Tạo hóa: 
  • Chia làm ba cảnh giới gọi là Tạo Hình, Tạo Khí và Tạo Hóa, mỗi cảnh giới lại chia thành tiểu thành và đại thành.
  • Chênh lệch giữa tiểu thành và đại thành là rất lớn.
Niết bàn: 
  • Xung kích Niết bàn có nguy hiểm cực lớn, thất bại đồng nghĩa tử vong, mà lại có chín lần Niết bàn, mỗi một lần đều là đối mặt sinh tử.
  • Thành công niết bàn, tuổi thọ tăng cao, thực lực đại trướng.
Sinh huyền: 
  • Cảnh giới này cần đem nguyên lực ngưng kết thành sinh khí, chia làm ba cấp độ là tiểu thành, đại thành, viên mãn.
Tử huyền: 
  • Cảnh giới này cần đem nguyên lực ngưng kết thành tử khí, chia làm ba cấp độ là tiểu thành, đại thành, viên mãn.
Chuyển luân: 
  • Cảnh giới này đem sinh khí cùng tử khí hợp nhất, sinh tử chuyển luân.
  • Cảnh giới này tương ứng Đấu Tôn trong Đấu Phá Thương Khung.
Luân hồi: 
  • Bước vào luân hồi đã là tồn tại đỉnh phong giữa thiên địa, từ một khía cạnh nào đó có thể xem là chưởng khống sinh tử, cho dù là thời gian cũng khó mà xóa nổi bọn hắn.
  • Đối với siêu cấp cường giả Luân hồi cảnh, một khi độ Luân hồi kiếp thất bại có thể thi triển thần thông bảo tồn một chút linh tính, tiến vào chuyển sinh luân hồi, chờ đợi cơ duyên niến bàn, có tam trọng kiếp luân hồi.
  • Đối ứng Đấu Thánh trong Đấu Phá Thương Khung.
Tổ cảnh: 
  • Vượt qua tam trọng kiếp luân hồi liền tiến vào Tổ Cảnh.
  • Phóng nhãn viễn cổ đến nay, chỉ có Phù Tổ mới đạt đến.
  • Đối ứng Đấu Đế trong Đấu Phá Thương Khung.

Phù sư

Ngũ ấn phù sư: 
  • Ban sơ phù sư cùng chia ngũ ấn.
  • Nhất ấn phù sư, thấp nhất yêu cầu liền phải đạt tới Địa nguyên cảnh, đối ứng nguyên lực Địa nguyên cảnh ~ Nguyên đan đại viên mãn.
Linh phù sư: 
  • Ở cấp độ này, bản mệnh ấn phù đã có linh tính, cường giả cấp độ này, nhất niệm phiên sơn, đảo hải, cùng người giao thủ, tâm niệm vừa động, liền một ngọn núi đều có thể cưỡng ép dời lên.
  • Linh Phù Sư từ cao xuống thấp chia làm cao trung đê, đối ứng nguyên lực Tạo hóa ba cảnh.
Thiên phù sư: 
  • Cường giả cấp độ này, có thể điều khiển lực lượng thiên địa cho mình dùng, Thiên Phù Sư chia làm nhất ấn đến cửu ấn, đối ứng nguyên lực Niết Bàn cửu chuyển.
Tiên phù sư: 
  • Phân tiểu thành Tiên Phù Sư cùng đại thành Tiên Phù Sư, đối ứng nguyên lực Sinh Tử Huyền Cảnh.
Phù tông: 
  • Chia làm tiểu Phù Tông cùng đại Phù Tông. Đây là đường ranh giới trong giai đoạn tu luyện tinh thần lực, một khi bước vào, tinh thần lực uy lực cũng sẽ triệt để triển khai.
  • Tại Phù Tông trước đó, tinh thần lực độ cường hoành, có lẽ so với hùng hồn nguyên lực bàng bạc muốn lộ ra hơi hơi kém thế một điểm, chỉ khi nào bước vào Phù Tông cấp độ này, một nhỏ Phù Tông có khả năng bày ra uy năng, so với bình thường Chuyển Luân Cảnh cường giả, chỉ mạnh không yếu.
  • Mà bước vào lớn Phù Tông sau, thực lực đã vững vàng một chút bình thường Luân Hồi cảnh cường giả phía trên, mà lớn Phù Tông sơ trung hậu kỳ ba tầng lần, đối ứng nguyên lực Luân Hồi cảnh tam trọng Luân Hồi kiếp.
Bán bộ thần cung cảnh: 
  • Đột phá Phù Tông, có chút thiên phú dị thường người tuy vô pháp thành công ngưng tụ Thần Cung lại có thể bước vào cảnh này, tỷ như Lục Chỉ Thánh Long Đế cùng Băng Chủ… đều thuộc về này cấp độ.
Thần cung cảnh: 
  • Tại thế giới tinh thần ngưng kết Thần Cung, người đạt tới cảnh giới này lác đác không có mấy, cùng cấp nguyên lực tam trọng Luân Hồi kiếp đỉnh phong. Thiên Huyền Đại Lục từ viễn cổ cho tới bây giờ cũng liền Phù Tổ, Băng Chủ cùng Lâm Động đạt tới.

Thần vật Vũ Động Càn Khôn

  • Vị Diện Chi Thai: Lâm Động
  • Tổ Thạch: Lâm Động, Phù Tổ
  • Đại Hoang Vu Bi: Lâm Động, Phù Tổ
  • Hắc Ám Thánh Liêm: Hắc Ám Chi Chủ, Thanh Đàn
  • Càn Khôn Cổ Trận Bàn: Lâm Động, Phù Tổ
  • Diệt Vương Thiên Bàn: Thanh Trĩ
  • Thiên Địa Môn: Không rõ
  • Hồng Hoang Kỳ: Không rõ
  • Bất Tử Quan: Không rõ
  • Huyền Thiên Điện: Lâm Động, Phù Tổ
  • Thiên Linh Thần Kiếm: Không rõ
  • Thiên Vũ Trấn Ma Phiến: Mục Địch
  • Tứ Tượng Trấn Tiên Trụ: Lâm Động, La Thông
  • Cửu Đỉnh Thần Chùy: Đỉnh Hoàng, Tiểu Viêm
  • Định Hải Chung: Thiên Long Yêu Soái
  • Cửu Thiên Trọng Phong: Thiên Long Yêu Soái, Tiểu Điêu

Bát đại tổ phù

  • Thôn Phệ: Lâm Động, Hắc Đồng lão nhân
  • Không Gian: Lâm Động, Chu Thông
  • Sinh Tử: Mộ Linh San
  • Hồng Hoang: Tiểu Viêm
  • Băng: Ứng Hoan Hoan
  • Lôi Đình: Lâm Động, Lôi Đế
  • Hắc Ám: Ba Huyền, Thanh Đàn
  • Hỏa Diễm: Ma La

Võ học

  • Phân cửu phẩm tam thừa,
  • Nhất nhị tam phẩm thuộc hạ thừa,
  • Tứ ngũ lục phẩm thuộc trung thừa,
  • Thất bát cửu phẩm thuộc thượng thừa < Tạo Hóa < Linh Vũ < Thiên Vũ < Siêu việt Thiên Vũ.
    • Đại Hoang Tù Thiên Chỉ ( cao đẳng Linh Vũ ),
    • Thanh Thiên Hóa Long Quyết ( Thiên Vũ ),
    • Đại Hoang Vu Kinh ( Thiên Vũ ),
    • Tinh Nguyên Đại Thôn Chưởng ( Lâm Động sáng tạo ),
    • Vũ Đế Điển ( Thiên Vũ ),
    • Tổ Phù Chỉ ( Lâm Động sáng tạo, Thiên Vũ ),
    • Thái Thượng Cảm Ứng Quyết ( siêu việt Thiên Vũ ),
    • Lôi Cung Hắc Tiễn ( siêu việt Thiên Vũ )

Công pháp

Công pháp trong Vũ Động Càn Khôn là một loại dẫn đạo nguyên lực cùng rèn luyện.

  • Thanh Nguyên Công ( Lâm gia bí tịch có thể đả thông 4 kinh mạch),
  • Tam Dương Quyết ( nhị lưu, đả thông 15 kinh mạch ),
  • Đại Nhật Lôi Thể ( nhất lưu, nhất trọng đả thông 43 kinh mạch ).

Phân chia thế lực trong Vũ Động Càn Khôn

Viêm Thần Điện: 
  • Đỉnh tiêm thế lực ở Loạn Ma Hải.
Hải Kiếm Các: 
  • Đỉnh tiêm thế lực ở Loạn Ma Hải.
Thiên Hải Nhai:
  • Đỉnh tiêm thế lực ở Loạn Ma Hải.
Vạn Hải Thiên Cung:
  • Thế lực lớn ở Loạn Ma Hải, rất có lực hiệu triệu.
Thập đại Vương Điện: 
  • Mỗi người đều thực lực cường đại, tu vi nhị trọng Luân Hồi trở lên.
Tứ Tượng Cung: 
  • Đỉnh tiêm thế lực ở Yêu Vực.
Cửu Vĩ Tộc: 
  • Đỉnh tiêm thế lực ở Yêu Vực.
Tứ đại bá tộc: 
  • Long tộc, Thiên Yêu Điêu tộc, Côn Bằng tộc, Cửu Phượng tộc.
Bát đại vương tộc: 
  • Thiên Ma Hổ tộc, Ám Uyên Hổ tộc, Hám Địa Lôi Hổ tộc, Cửu Mệnh Thiên Miêu tộc, Huyết Thứu tộc.
Đạo Tông: 
  • Siêu cấp tông phái ở Đông Huyền Châu. Tông phái của Lâm Động.
Cửu Thiên Thái Thanh Cung: 
  • Siêu cấp tông phái ở Đông Huyền Châu. Cung chủ Lăng Thanh Trúc.
Nguyên Môn: 
  • Siêu cấp tông phái ở Đông Huyền Châu. Bị Lâm Động diệt.
Vương triều Đại Viêm: 
  • Vương triều dưới trướng Nguyên Môn
Lâm thị tộc: 
  • Tứ đại tông tộc ở vương triều Đại Viêm.

Những câu nói và đoạn trích hay kinh điển trong Vũ Động Càn Khôn

“Chân trần đạp sen, váy trắng sáng, mày như thúy vũ, cơ như bạch tuyết, eo thon, trên mặt đeo diện sa mỏng, hai mắt khẽ đảo, thiên địa liền ảm đạm phai mờ.”

 

Có lúc, biết được khoảng cách chênh lệch của hai người vốn không đáng sợ, điều đáng sợ là, khi bản thân mình biết được, đã không còn cách nào cứu vãn được nữa.

 

Xin lỗi huynh….Muội không muốn bảo vệ trời đất gì cả, cũng không muốn làm chúa cứu thế, nhưng…muội muốn huynh sống…

 

Hồng Nhan Vì Ai Vũ Nhất Khúc

Ai Vì Hồng Nhan Động Càn Khôn

Review đánh giá Vũ Động Càn Khôn

Truyện của tác giả Thiên Tằm Thổ Đậu mô tả các kỹ năng võ thuật, từ tên gọi đến cách xuất chiêu, hay cách tu luyện nó đều rất hay, rất sinh động. Ví dụ: Đại Hoang Nhân Thiên Chỉ, Cửu Bộ Chấn Thiên Cước, Thanh Thiên Hóa Long Quyết, Đại Hoang Vu Kinh,…

Nếu như Tiêu Viêm trong Đấu Phá Thương Khung phải thôn phệ dị hỏa để nâng cấp công pháp thì Lâm Động trong truyện này đi tìm và dung hợp các loại tổ phù (mỗi tổ phù có một đặc điểm và cung cấp cho người sở hữu những khả năng, kỹ năng khác nhau, có tám loại tất cả: Thôn phệ, Không gian, Lôi đình, Hỏa diễm, Băng, Hắc ám, Sinh mệnh, Hồng hoang).

Ngoài những cảnh chiến đấu, trong truyện có khá nhiều đoạn tình cảm thực sự cảm động. Cuối truyện một nữ tử đã chủ động hi sinh thân mình để Lâm Động có thể bước lên cảnh giới cao hơn.

Tác giả khi viết đã ra rút kinh nghiệm từ bộ Đấu Phá Thương Khung, tình tiết trong truyện không dài dòng, mà rất dồn dập, kịch tính, đọc là cứ muốn đọc tiếp không dừng được . Truyện thuộc thể loại Huyền Huyễn, Tiên Hiệp điển hình quen thuộc, tình tiết khá hợp lý, tình cảm cũng khá ổn, không quá đa tình như Tiêu Viêm, tuy cũng có 1 số mối quan hệ khá mập mờ với các nữ nhân khác.

“Hắn đã cứu cả thế giới, nhưng lại không cứu được người mình yêu.”

“Ta phải đi hết luân hồi, chỉ để gặp lại nàng.”

Khi đọc Vũ Động Càn Khôn, nếu các đạo hữu không quá quan tâm đến chuyện thắng thua giữa từng nhân vật, phe phái. Mà đứng ở góc độ cảm quan thường tính, thì hành trình tu tiên trong truyện cũng chính là hành trình trưởng thành của một con người. Miệt mài đấu tranh với chính nội tâm xấu xa ẩn dấu trong tâm khảm của mình, đấu tranh với với bản năng, với cái nên làm và cái muốn làm, giữa phần làm con và phần làm người.

Đây là bộ truyện thuộc thể loại Huyễn Huyễn điển hình, có kết cấu, nội dung khá cổ điển. Tình tiết trong truyện hợp lý, văn phong rõ ràng, mạch lạc. Điểm trừ là mối quan hệ giữa Lâm Động và các nữ tử trong truyện thì cũng khá đa tình, giống Tiêu Viêm trong Đấu Phá Khung Thương. Trong truyện có nhiều phân đoạn chiến đấu mãn nhãn, ấn tượng, làm cho người đọc phải dõi theo liên tục.

Thiên Tằm Thổ Đậu từ lâu đã là một tác giả nổi tiếng và quen thuộc đối với các đọc giả tại Trung Quốc cũng như Việt Nam. Tác giả có nhiều năm kinh nghiệm viết truyện, trong đó những truyện nổi bật phải kể đến Đấu Phá Thương Khung, Vũ Động Càn Khôn, Đại Chúa Tể, hay mới đây nhất là Nguyên Tôn. Trong số này, Vũ Động Càn Khôn có lẽ chính là tác phẩm hay nhất, hoàn mỹ nhất của Thiên Tằm Thổ Đậu cho đến thời điểm hiện tại.

Mở đầu của truyện kỳ thực không có gì mới mẻ, main Lâm Động xuất thân từ một gia tộc nhỏ ở một tiểu quốc tên gọi Đại Viêm vương triều, cũng là một người tu luyện cực kỳ khắc khổ nhưng luôn bị xem thường, ức hiếp, cuối cùng gặp được cơ duyên mà quật khởi, một motip vô cùng quen thuộc thậm chí có chút nhàm chán cho dù lại tại thời điểm mấy năm trước.

Vậy điều gì khiến cho Vũ Động Càn Khôn được đánh giá là nổi bật hơn so với những bộ tiên hiệp, huyễn huyễn cùng thời kỳ?

Đầu tiên phải nói, một trong những điểm mạnh lớn nhất của các bộ truyện do lão Đậu viết chính là những màn PK cực kỳ đặc sắc và kích thích mà không phải truyện nào cũng có được. Đi sâu hơn, khả năng mô tả các kỹ năng võ thuật từ đầu đến cuối đều rất sinh động và có chút gì đó rất “ kêu “. Có lẽ có rất nhiều người vẫn còn nhớ những môn đấu kỹ đã góp phần làm nên tên tuổi của bộ truyện Đấu Phá Thương Khung một thời như: Bát Cực Băng, Diễm Phân Phệ Lãng Xích, Tam Thiên Lôi Động, Đại Thiên Tạo Hóa Chưởng, Hủy Diệt Hỏa Thể, Phật Nộ Hỏa Liên, v.v. Sang đến Vũ Động Càn Khôn, điểm mạnh này tiếp tục được phát huy, những môn võ học tiêu biểu có thể kể đến: Đại Hoang Tù Thiên Chỉ, Thanh Thiên Hóa Long Quyết, Tử Ảnh Cửu Phá, Đại Hoang Vu Kinh hay Thái Thượng Cảm Ứng Quyết, v.v.

Giống như Tiêu Viêm trong Đấu Phá Thương Khung cần đi tìm dị hỏa để nâng cấp công pháp, Lâm Động của Vũ Động Càn Khôn cũng cần phải đi tìm và dung hợp các loại tổ phù để trực tiếp tăng lên thực lực. Mỗi tổ phù có một đặc điểm riêng biệt và sẽ cung cấp cho người sở hữu những khả năng, kỹ năng khác nhau, trong thiên địa tổng cộng chỉ có tám đạo tổ phù bao gồm: Băng, Không Gian, Hồng Hoang, Hỏa Diễm, Thôn Phệ, Lôi Đình, Hắc Ám, Sinh Mệnh.

Truyện của lão Đậu luôn có tình tiết chậm rãi, thậm chí có thể nói là câu chương trong mắt một số người đọc. Nhưng riêng trong Vũ Động Càn Khôn, tình tiết trong truyện đã không còn quá dài dòng những bộ trước mà vẫn giữ được tính hợp lý cần thiết, khiến cho truyện thêm phần hấp dẫn. Khi đọc Vũ Động Càn Khôn, bạn sẽ rất khó tìm ra được một tình tiết không hợp lý nào, bởi vì tất cả đều được tác giả chăm chú rất kỹ lưỡng. Main biết rõ mình cần làm gì, luôn có mục tiêu cụ thể, mỗi lần đạt được một cái gì đó đều là do hắn dùng mồ hôi nước mắt thậm chí là mạo hiểm tính mạng để đánh đổi lấy, chứ không có chuyện tùy tiện đi đến một nơi chơi đùa liền có thể gặp được cơ duyên từ trên trời rơi xuống như rau cải trắng trên đường.

Lâm Động trong Vũ Động Càn Khôn cũng trưởng thành và có chút cương nghị chứ không quá táo bạo như Tiêu Viêm trong Đấu Phá Thương Khung. Lâm Động cũng không đa tình như “ người anh em “ của mình, chỉ có hai nhân vật nữ đi cùng hắn xuyên suốt bộ truyện, chuyện tình cảm ít nhiều được tác giả mô tả kỹ lưỡng khiến cho độc giả không cảm thấy khô khan khi đọc truyện. Vũ Động Càn Khôn có thể xem là một trong những bộ truyện hiếm hoi của lão Đậu mà có những đoạn tình cảm thực sự cảm động..

Trên đây là những thông tin chi tiết về “[REVIEW] Vũ Động Càn Khôn – Tóm tắt sơ lược và đánh giá chi tiết“, trong thu mục “Review Anime“. Hãy theo dõi HHNINJA để đọc thêm nhiều thông tin phim truyện hấp dẫn trong thời gian tới nhé!

01/01/2024 00:00

favorite Thích (2) share Chia sẻ
Sao chép thành công!
Bình luận Ảnh của 11658 (0)
north
0%